NHỮNG GIÁ TRỊ VĂN HÓA ĐI RA TỪ TRUYỆN KIỀU

✴️ NHỮNG GIÁ TRỊ VĂN HÓA ĐI RA TỪ TRUYỆN KIỀU ✴



✍ Nói về ngôn ngữ 𝑇𝑟𝑢𝑦𝑒̣̂𝑛 𝐾𝑖𝑒̂̀𝑢, nhà văn Phạm Quỳnh từng nói “𝑇𝑟𝑢𝑦𝑒̣̂𝑛 𝐾𝑖𝑒̂̀𝑢 𝑐𝑜̀𝑛, 𝑡𝑖𝑒̂́𝑛𝑔 𝑡𝑎 𝑐𝑜̀𝑛, 𝑡𝑖𝑒̂́𝑛𝑔 𝑡𝑎 𝑐𝑜̀𝑛, 𝑛𝑢̛𝑜̛́𝑐 𝑡𝑎 𝑐𝑜̀𝑛”… Nhiều công trình nghiên cứu về ngôn ngữ của 𝑇𝑟𝑢𝑦𝑒̣̂𝑛 𝐾𝑖𝑒̂̀𝑢 đều khẳng định tài năng bậc thầy trong sáng tạo nghệ thuật ngôn từ của 𝕹𝖌𝖚𝖞𝖊̂̃𝖓 𝕯𝖚.

🔹 𝕹𝖌𝖚𝖞𝖊̂̃𝖓 𝕯𝖚 mặc dù học chữ Hán, thi cử bằng chữ Hán nhưng ông lại sáng tác 𝑇𝑟𝑢𝑦𝑒̣̂𝑛 𝐾𝑖𝑒̂̀𝑢 bằng chữ Nôm. Ông như một nghệ sĩ đưa ngôn ngữ dân tộc lên một đẳng cấp, một tầm cao mới. Rõ ràng, 𝑇𝑟𝑢𝑦𝑒̣̂𝑛 𝐾𝑖𝑒̂̀𝑢 dựa trên cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm tài nhân nhưng qua nghiên bút tài tình của 𝕹𝖌𝖚𝖞𝖊̂̃𝖓 𝕯𝖚 đã trở nên độc đáo, mang giá trị nhân đạo sâu sắc thấm đẫm hồn dân tộc nước Việt.

🔹 Có thuyết nói 𝕹𝖌𝖚𝖞𝖊̂̃𝖓 𝕯𝖚 viết 𝑇𝑟𝑢𝑦𝑒̣̂𝑛 𝐾𝑖𝑒̂̀𝑢 sau khi đi sứ Trung Quốc (1814–1820). Lại có thuyết nói ông viết trước khi đi sứ, có thể vào khoảng cuối Lê đầu Tây Sơn.

🔹 Thuyết sau được nhiều người chấp nhận hơn. Phải chăng, trên thế giới này 𝑇𝑟𝑢𝑦𝑒̣̂𝑛 𝐾𝑖𝑒̂̀𝑢 là trường hợp duy nhất mà độc giả đã dùng tác phẩm để bói cho số phận của mình. Và bản thân tác phẩm đã được quần chúng sử dụng để trở thành một sinh hoạt văn hóa rất đa dạng. Ta có thể kể đến: bói Kiều, tập Kiều, lẩy Kiều, đố Kiều, nhại Kiều, vịnh Kiều…hoặc dùng các thể loại phú, văn tế, văn sách, biểu, từ khúc, ngâm khúc… để viết về Kiều và các nhân vật trong 𝑇𝑟𝑢𝑦𝑒̣̂𝑛 𝐾𝑖𝑒̂̀𝑢. 

🔹 Ngoài ra, 𝑇𝑟𝑢𝑦𝑒̣̂𝑛 𝐾𝑖𝑒̂̀𝑢 còn được chuyển thể thành tác phẩm điện ảnh, chèo, cải lương… và cũng là nguồn cảm hứng vô tận cho các họa sĩ vẽ nhân vật, cảnh vật trong tác phẩm này…

🍀 Đi sâu hơn một chút, thông thường khi muốn “bói Kiều”, người ta khăn áo chỉnh tề, tay cầm cuốn 𝑇𝑟𝑢𝑦𝑒̣̂𝑛 𝐾𝑖𝑒̂̀𝑢, thành tâm với điều mà mình muốn biết sắp xảy ra như thế nào, nhìn nén hương đang cháy nghi ngút và khấn: “𝐿𝑎̣𝑦 𝑣𝑢𝑎 𝑇𝑢̛̀ 𝐻𝑎̉𝑖, 𝑙𝑎̣𝑦 𝑣𝑎̃𝑖 𝐺𝑖𝑎́𝑐 𝐷𝑢𝑦𝑒̂𝑛, 𝑙𝑎̣𝑦 𝑡𝑖𝑒̂𝑛 𝑇ℎ𝑢́𝑦 𝐾𝑖𝑒̂̀𝑢 𝑐𝑜𝑛 𝑡𝑒̂𝑛 𝑙𝑎̀… 𝑥𝑖𝑛 𝑐ℎ𝑜 𝑐𝑜𝑛 𝑏𝑖𝑒̂́𝑡 𝑐ℎ𝑢𝑦𝑒̣̂𝑛 𝑋 𝑐𝑢̉𝑎 𝑐𝑜𝑛 𝑠𝑒̃ 𝑛ℎ𝑢̛ 𝑡ℎ𝑒̂́ 𝑛𝑎̀𝑜, 𝑥𝑖𝑛 𝑢̛́𝑛𝑔 𝑣𝑎̀𝑜 𝑡𝑟𝑎𝑛𝑔 (𝑝ℎ𝑎̉𝑖 ℎ𝑜𝑎̣̆𝑐 𝑡𝑟𝑎́𝑖), 𝑑𝑜̀𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑢̛́… (𝑡𝑖́𝑛ℎ 𝑡𝑢̛̀ 𝑑𝑢̛𝑜̛́𝑖 𝑙𝑒̂𝑛 ℎ𝑜𝑎̣̆𝑐 𝑡𝑢̛̀ 𝑡𝑟𝑒̂𝑛 𝑥𝑢𝑜̂́𝑛𝑔)”. Khấn xong thì người bói lật trang Kiều để tìm câu ứng nghiệm, tùy theo tâm thế của mình mà suy ngẫm, so sánh, tính già tính non…

🍀 Cùng với đó là “Lẩy Kiều”, dùng câu 6 ghép vào câu 8 - lấy bất kỳ câu nào trong 3.254 câu trong 𝑇𝑟𝑢𝑦𝑒̣̂𝑛 𝐾𝑖𝑒̂̀𝑢 miễn là cùng vần để tạo ra một văn bản hàm nghĩa khác; dài ngắn như thế nào là tùy vào nội dung mà người lẩy Kiều muốn diễn đạt. 

📖 Trong “Tập Kiều” người ta cũng ghép như trên, nhưng bên cạnh những chữ nguyên vẹn từ 𝑇𝑟𝑢𝑦𝑒̣̂𝑛 𝐾𝑖𝑒̂̀𝑢 thì còn có những câu, những chữ do người đặt làm ra. Với lối chơi tao nhã như thế này, cả hàng ngàn bài thơ mang nhiều nội dung, chủ đề khác nhau đã ra đời. Điều thú vị là có người đã miêu tả được cả những điều mà sinh thời thi hào 𝕹𝖌𝖚𝖞𝖊̂̃𝖓 𝕯𝖚 không ngờ đến. Chẳng hạn như… xe hơi:

🌼 Thênh thang đường cái thanh vân

Một xe trong cõi hồng trần như bay

“Nhại Kiều” phỏng theo một số câu quen thuộc trong 𝑇𝑟𝑢𝑦𝑒̣̂𝑛 𝐾𝑖𝑒̂̀𝑢 để viết ra những câu tương tự, thường là để châm biếm, giễu cợt. Chẳng hạn, với hai câu: “Có tài mà cậy chi tài. Chữ tài liền với chữ tai một vần” thì có người “nhại Kiều” như sau:

🌼 Có tiền mà cậy chi tiền

Có tiền như Mỹ cũng phiền lắm thay

🔹 Công phu hơn cả phải kể đến Kiều tân thời dài 310 câu của Bạch Diện, in tại Hà Nội năm 1935; Kiều bình dân học vụ của Nguyễn Văn Trinh, dài 2.050 câu lục bát viết từ sau Cách mạng tháng Tám nhằm tuyên truyền cho chủ trương xóa nạn mù chữ…

🔹 “Vịnh Kiều” là lấy 𝑇𝑟𝑢𝑦𝑒̣̂𝑛 𝐾𝑖𝑒̂̀𝑢 hoặc các nhân vật trong 𝑇𝑟𝑢𝑦𝑒̣̂𝑛 𝐾𝑖𝑒̂̀𝑢 làm đề tài để qua đó giãi bày tâm sự hoặc nêu lên quan điểm của mình khi nhận định một vấn đề nào đó.

🔯 “Đố Kiều” là người chơi dựa vào cả ý lẫn âm hoặc chỉ âm và ý của câu Kiều để đố. Chẳng hạn:

     “Nghĩ mình phận mỏng cánh chuồn

      Khuôn thiên có biết vuông tròn mà hay

      Chẳng duyên chưa dễ vào tay,

      Nỗi đêm khép mở, nỗi ngày riêng chung.”

Với lời giải là “cái quạt giấy”…

✍ Khảo sát ca dao, dân ca, hát trống quân, hát ví, hát sa mạc, hát giặm ta cũng thấy nhân vật trong 𝑇𝑟𝑢𝑦𝑒̣̂𝑛 𝐾𝑖𝑒̂̀𝑢 được đi vào trong lời ăn tiếng nói của nhân dân. 

❀ Chẳng hạn, trong hò Nam bộ:

     Đường Sài Gòn trơn như mỡ

     Cát núi Sập lạnh như gương

     Dang tay đưa bạn lên đường

❀ Gá duyên để gió, khác chi Kim Trọng về để lại khúc đoạn trường cho Kiều nương

❀ Hoặc trong hát quan họ Bắc Ninh:

      Bây giờ tôi mới gặp tình

      Khác gì Kim Trọng thanh minh gặp Kiều

      Tiện đây tôi hỏi một điều

      Đài gương soi đến dấu bèo cho nhau?

      Tư khi ăn một miếng trầu

      Miệng ăn môi đỏ, dạ sầu tương tư…

✍ Ảnh hưởng của 𝑇𝑟𝑢𝑦𝑒̣̂𝑛 𝐾𝑖𝑒̂̀𝑢 không chỉ đối với người đọc đương thời mà càng về sau nó càng tỏa sáng với sức hút mãnh liệt. Có thể nói, mỗi từ, mỗi câu trong 𝑇𝑟𝑢𝑦𝑒̣̂𝑛 𝐾𝑖𝑒̂̀𝑢 đều là nguồn cảm hứng cho người thưởng thức, lẫn người nghiên cứu. 

✍ Khó ai có thể “vỗ ngực xưng tên” rằng mình là người am hiểu 𝑇𝑟𝑢𝑦𝑒̣̂𝑛 𝐾𝑖𝑒̂̀𝑢 nhất. Ma lực 𝑇𝑟𝑢𝑦𝑒̣̂𝑛 𝐾𝑖𝑒̂̀𝑢 chính là chỗ đó. Chắc chắn sau này người ta còn tìm thấy ở Truyện Kiều nhiều công trình nghiên cứu khác, và cả những cảm hứng sáng tạo bất tận.

-----------------------------------

Nguồn bài: X8 Discovery & VĂN HÓA VIỆT NAM

Model: #Hannie

Photographer: #GumiHo

Địa điểm: Hội Quán Tarot Kiều - trong khuôn viên @Yên Tử Thư Trà Quán 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét